Khái quát về điện
Lịch sử ô tô được bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, tuy nhiên cho mãi gần đầu thế kỷ 20 những trang bị điện trên ô tô đầu tiên mới được trang bị trên xe hơi chính là đèn pha. Khi đó đèn pha được coi là một trang bị rất xa xỉ. Cho tới ngày nay việc trang bị các thiết bị điện trên xe là bắt buộc, và tốc độ thay đổi của chúng nhanh hơn rất nhiều so với sự cải tiến của các trang bị cơ khí.
Các chức năng của điện
Chức năng phát nhiệt
Nhiệt được tạo ra khi điện đi qua một điện trở, như cái châm thuốc lá, cầu chì.
Chức năng phát sáng
Ánh sáng được phát ra khi điện đi qua một điện trở, như một bóng đèn phát sáng.
Chức năng từ tính
Một lực từ được tạo ra khi điện đi qua một dây dẫn hoặc cuộn dây, như cuộn dây đánh lửa, máy phát điện, kim phun.
Mọi chất đều có các nguyên tử, các nguyên tử gồm có hạt nhân và các điện tử. Một nguyên tử kim loại có các điện tử tự do. Các điện tử tự do là các điện tử có thể chuyển động tự do từ các nguyên tử.
Việc truyền các nguyên tử tự do này trong các nguyên tử kim loại sẽ tạo ra điện. Do đó điện chạy qua một mạch điện là sự di chuyển của các điện tử trong một dây dẫn. Khi đặt một điện áp vào cả 2 đầu của một dây dẫn kim loại, các điện tử chạy từ cực âm đến cực dương. Chiều chuyển động của dòng điện tử ngược chiều với chiều của dòng điện.
Ba yếu tố của điện
Điện bao gồm ba yếu tố cơ bản:
– Dòng điện
Đây là dòng chảy qua một mạch điện.
Đơn vị : A (Ampe)
– Điện áp
Đây là lực điện động làm dòng điện chạy qua một mạch điện. Điện áp càng cao thì lượng dòng điện càng lớn sẽ chảy qua mạch điện này.
Đơn vị : V (Vôn)
– Điện trở
Đây là phần đối lập với dòng điện, thể hiện sự cản trở dòng điện trong mạch.
Đơn vị : Ω (Ohm)
Mối quan hệ giữa dòng điện, điện áp và điện trở có thể biểu diễn bằng định luật Ohm.
Công suất
Công suất điện được thể hiện bằng lượng công do một thiết bị điện thực hiện trong một giây.
Công suất được đo bằng Watt (W), và 1W là lượng công nhận được khi một điện áp là 1 V đặt vào một điện trở của phụ tải tạo ra dòng điện là 1A trong một giây.
Công suất được tính theo công thức sau:
P = U.I
– P: Công suất, đơn vị : W
– I: Dòng điện, đơn vị : A
– U: Điện áp, đơn vị : V
Ví dụ:
Nếu đặt 5A của một dòng điện trong thời gian một giây, bằng một điện áp là 12V, thì thiết bị điện này thực hiện được công là 60W (5 x 12 = 60)
Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều
Một dòng điện có chiều không thay đổi với một biên độ không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều. Mặt khác, một dòng điện thay đổi chiều và có biên độ thay đổi được gọi là dòng điện xoay chiều.
Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều
– Dòng điện một chiều (DC)
Đây là loại dòng điện chạy theo chiều không thay đổi, từ cực dương đến cực âm, như trong ắc quy của ô tô hoặc pin khô.
– Dòng điện xoay chiều (AC)
Đây là loại dòng điện đổi chiều theo các chu kỳ đều đặn. Điện tại các ổ cắm trong nhà hoặc nguồn điện 3 pha công nghiệp được sử dụng trong các nhà máy là một số ví dụ.
Nguyen Khac Hao – Suaxedao.vn tổng hợp