Như theo tiêu đề bài viết, khi sử dụng ô tô có trang bị hộp số tự động AT (Automatic Transmission), CVT (Continuously Variable Transmission) dừng đèn đỏ về số nào? P, N hay D ? Đây là thắc mắc dễ gặp ở các lái mới hay thậm chí ngay cả với các lái xe lâu năm cũng chưa chắc đã có phương án tối ưu. Vậy để chọn ra được một phương án phù hợp chúng ta cùng phân tích theo các nội dung dưới đây:
P, N, D là gì
Thông thường trên những chiếc ô tô được trang bị hộp số tự động sẽ có các ký hiệu ứng với ý nghĩa như sau:
P – Park đỗ xe, sử dụng sau khi xe đã dừng di chuyển, hộp số sẽ được “ngàm” khóa lại đứng yên
R – Revert Lùi xe, sử dụng để lùi xe
N – Neutral Tự nhiên tự do, hay còn được gọi là số “mo”, hộp số sẽ thả lỏng hoàn toàn, chiếc xe sẽ trôi tự do
D – Drive, xe sẽ tiến về phía trước với tốc độ biến thiên theo góc mỏ của bàn đạp ga
Vậy khi không kết hợp với phanh tay hoặc phanh chân thì chỉ có số P là sẽ giúp cho chiếc xe đứng yên, số D sẽ vẫn di chuyển về phía trước mặc dù không tác động tới bàn đạp ga. Còn số N có thể sẽ tiếp tục đứng yên nếu chiếc xe trên một bề mặt bằng phẳng, còn nếu trên một bề mặt dốc xe sẽ trôi xuống dưới chân dốc.
Vậy khi dừng đèn đỏ cần thao tác như thế nào
Phương án số 1 – Để nguyên vị trí số D và đạp phanh
Cách này mình nghĩ là có nhiều người sủ dụng nhất vì thao tác đơn giản và tiện dụng, chỉ đơn giản là đạp phanh khi dừng và nhả chân phanh khi đèn xanh đi tiếp.
Ưu điểm: Tiện lợi, ít thao tác
Nhược điểm: Tốn nhiên liệu, không an toàn, không tốt cho bộ biến mô, mỏi chân do phải đạp phanh liên tục
Mình sẽ phân tích từng yếu tố nhược điểm.
- Tốn nhiên liệu, thực tế khi dừng xe động cơ luôn phải dữ ở một mức tốc độ vòng tua máy cố định ở khoảng 800~1000 rpm bằng với tốc độ không tải. Tại sao mình nói “bằng với tốc độ không tải” như vậy thì khi dừng xe đạp phanh ở số D, động cơ vẫn phải chịu tải một lực nhỏ hơn hoặc bằng với lực phanh giúp cho xe đứng yên mà không chết máy. Tốc độ không tải 800 rpm (vòng/phút) là tốc độ của động cơ khi không có tải trọng, tức là số N hoặc P. Vậy khi để D và đạp phanh động cơ sẽ phải bù thêm một chút công suất để vẫn duy trì được tốc độ vòng quay như khi không tải nên sẽ tốn nhiên liệu hơn là để P hay N
- Không an toàn, khi dừng xe sẽ có nhiều tình huống sảy ra, ví dụ như bạn xuống xe mua đồ hoặc có xe nào va chạm vào xe của mình rồi mình xuống xe coi có vấn đề gì không, khi đó hộp số vẫn cài D, khi mình xuống xe có nghĩa là buông chân phanh mà quên ko chuyển số và kéo phanh tay khiến cho chiếc xe lao về phía trước mà không có người lái rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp như vậy đãn sảy ra và nguy hiểm hơn khi người lái giật mình nhận ra lại vội vàng đạp chân phanh nhầm phải chân ga, khiến chiếc xe vọt đi mạnh hơn
- Không tốt cho biến mô, cái này để hiểu được chúng ta cần biết được cấu tạo của biến mô thủy lực. Mình có thể hiểu đơn giản là khi đó chiều phía sau biến mô đã đứng yên do lực phanh, còn chiều từ động cơ tới biến mô vẫn quay tới tốc độ không tải, khiến cho nó chịu áp lực lớn hơn khi hoạt động bình thường
Phương án số 2 – dừng xe rồi về P
Ưu điểm: Không phải dữ chân phanh, không tốn nhiên liệu hơn bình thường do lúc này động cơ đang chạy không tải
Nhược điểm: Hao mòn hơn cho cụm cần sốvà một phần cơ cấu trong hộp số, tiềm ẩn nguy cơ khác
- Hao mòn khi chuyển số, vì từ D chuyển về P chúng ta cần di chuyển cần số đi qua nhiều số khác nhau D>N>R>P rồi khi đi tiếp lại ngược lại P>R>N>D, nhưng thực tế việc hao mòn này không đáng kể
- Tiềm ẩn nguy cơ, ở đây mình muốn nói là khi về P sẽ có một cơ cấu khóa hộp số được kích hoạt bên trong hộp số. Trong trường hợp xe mình dừng ở đèn có nếu sảy ra trường hợp chúng ta bị tông từ phía sau thì lực tông sẽ tác động ngay lên cơ cấu này trước khi xe của chúng ta bị văng ra làm cho ngoài việc bị tổn hại về thân vỏ bên ngoài mà còn hỏng cả hộp số do cơ cấu khóa đỗ đó bị bung, trường hợp này cũng tương tự với việc về P khi xe chưa dừng hẳn.
Phương án số 3 – Để N
Ưu điểm: không tốn nhiên liệu hơn bình thường do lúc này động cơ đang chạy không tải, không có nguy cơ bể hộp số do cơ cấu khóa đỗ P không được kích hoạt
Nhược điểm: Vẫn phải đạp phanh chân hoặc kéo phanh tay
- Khi người lái chỉ đạp phanh chân mà không kéo phanh tay thì trong trường hợp xe trên dốc mà quên bỏ phanh chân ra khiến cho chiếc xe sẽ trôi xuống dưới dốc trường hợp này cũng giống như để D
- Kéo phanh tay, phương án này khá an toàn tuy nhiên tốn hơi nhiều thao tác: Đạp phanh dừng xe>về N>kéo phanh tay. Khi đèn xanh tiếp tục đi đạp phanh chân>hạ phanh tay>về D> nhả phanh chân đi tiếp
Tổng kết : Khi hiểu được các nguyên lý trên chắc chắn chúng ta sẽ chọn được phương án phù hợp cho riêng mình theo từng trường hơp cụ thể. VD đèn đỏ còn vài giây -> để D đạp phanh chân, đèn đỏ lâu hơn thì về P hoặc N kéo phanh tay.
Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân mình để đảm bảo an toàn chúng ta nên tạo thói quyen kéo phanh tay mỗi khi dừng xe để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp
Nguyen Khac Hao – suaxedao.vn