Hệ thống truyền lực – Power train trên ô tô có nhiệm vụ truyền công suất của động cơ tới các bánh xe.
Hệ thống truyền lực được bố trí tùy thuộc vào vị trí đặt động cơ trên xe, thông thường có các kiểu bố trí hệ thống truyền lực như sau:
- FF (Front Engine – Front Drive) Động cơ đặt trước và truyền lực cầu trước (FWD)
- FR (Front Engine – Rear Drive) Động cơ đặt trước và truyền lực cầu sau (RWD)
- MR (Mid Engine – Rear Drive) Động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động
Ngoài ra còn có các kiểu bố trí hệ thống cao cấp hơn như:
- 4WD – 4 Wheel Drive dẫn động 4 bánh
- AWD – All Wheel Drive dẫn động 4 bánh toàn thời gian
Mình sẽ có bài viết phân biệt 4WD và AWD này sau
Cấu tạo của hệ thống truyền lực trên ô tô:
Động cơ có nhiệm vụ sản sinh ra công suất, tìm hiểu chi tiết về động cơ các bạn vui lòng nhấn vào đây
Li hợp
Ly hợp có vị trí đặt giữa động cơ và hộp sốMT, có nhiệm vụ ngắt (li) và nối (hợp) động cơ và hộp số, ngoài ra nó còn có tác dụng làm cho động năng từ động cơ truyền tới hộp số được êm dịu
Đối với hộp số tự động AT li hợp không còn được sử dụng mà thay vào đó là 1 bộ biến mô với chức năng gần tương đương
Hộp số
Trên ô tô có các kiểu hộp số thông dụng như hộp số sàn MT, hộp số tự động AT, hộp số CVT biến thiên vô cấp. Dù có các cấu tạo và ưu nhược điểm khác nhau nhưng chúng sinh ra cùng với một mục đích là phân phối lực quay từ động cơ tới các bánh xe với các tỷ số truyền khác nhau
Tìm hiểu chi tiết về hộp số các bạn vui lòng nhấn vào đây
Trục các đăng
Trục các đăng có nhiệm vụ truyền lực quay từ các bộ phận không được đặt thẳng hàng. Kể cả đối với các kiểu dẫn động cầu trước và cầu sau đều cần tới các cơ cấu các đăng do bánh xe khi di chuyển trên đường so với động cơ đứng yên thì chúng di chuyển lên xuống liên tục theo điều kiện mặt đường. Nên không thể dùng một trục đơn thuần để dẫn động tới bánh xe, các cơ cấu các đăng sinh ra để giải quyết vấn đề này
Vi sai
Khi vào cua bánh xe phía bên trong vòng cua sẽ quay chậm hơn bánh phía bên ngoài do quãng đường phải di chuyển của nó ngắn hơn. Vì vậy 2 bánh xe cùng trên 1 cầu trước hoặc sau không thể nối cứng trên cùng 1 trục cố định. Lúc này nhiệm vụ của vi sai phát huy, ngoài ra nó còn đóng vai trò trung gian trong truyền lực (từ 1 trục ra 2 trục). Để tìm hiểu kỹ hơn về Vi sai vui lòng xem bài viết này.
2 Kiểu bố trí truyền lực hay gặp:
FF (Front Engine – Front Drive) Động cơ đặt trước và truyền lực cầu trước (FWD)
FR (Front Engine – Rear Drive) Động cơ đặt trước và truyền lực cầu sau (RWD)
Nguyen Khac Hao – Suaxedao.vn tổng hợp